Theo nghiên cứu tình trạng internet quý III/2014 của nhà cung cấp internet Akamai Technologies tại Mỹ, Hàn Quốc là đất nước có tốc độ internet trung bình nhanh nhất thế giới, giữ tốc độ tăng trưởng theo quý là 2,7% và theo năm là 14%, đạt 25,3 Mbps. Tốc độ này cao hơn hẳn Hong Kong ở vị trí thứ hai tại 16,3 Mbps.
Đánh chiếm khu vực top đầu bảng xếp hạng tốc độ kết nối trung bình tại châu Á - Thái Bình Dương đều là các quốc gia Đông Á, theo thứ tự là Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản và Singapore.
Việt Nam có tốc độ kết nối là 2,5 Mbps, giảm 12% so với quý II, nhưng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Xếp trên toàn thế giới, tốc độ kết nối tại Việt Nam đứng thứ 101.
Tính trong nhóm nước châu Á Thái Bình Dương được thống kê, tốc độ của Việt Nam đứng thứ 12/14, chỉ cao hơn 2.0 Mbps của Ấn Độ.
Trong bảng xếp hạng băng thông internet của Akamai (kết nối internet tốc độ trên 4 Mbps), quý III/2014, Việt Nam chỉ có 14% số kết nối vượt ngưỡng này, giảm 29% so với quý trước, nhưng tăng 218% so với quý III/2013.
Các chỉ số trên đưa Việt Nam chiếm vị trí thứ 86 trên toàn thế giới, vẫn đứng thứ 12/14 trong khu vực. Hai quốc gia dẫn đầu tiếp tục là Hàn Quốc và Hong Kong.
Vị trí không nhiều xáo trộn trong bảng xếp hạng số lượng kết nối tốc độ trên 10 Mbps.
Hàn Quốc có tới 81% kết nối vượt mức này, Hong Kong và Nhật Bản chia nhau vị trí thứ 2 tại 55%, ấn tượng không kém. Việt Nam chỉ có 0,3% kết nối đáp ứng tiêu chí này, thấp nhất khu vực.
Theo quan sát của Akamai, lượng traffic từ địa chỉ IP đến tấn công tin tặc internet xuất phát nhiều nhất từ Trung Quốc tại tới 49%, tăng 6% so với quý II. Theo sau là Mỹ và Đài Loan tại 17% và 3,8%.
Một số IP các nước cũng tham gia hoạt động tấn công tin tặc toàn cầu là Nga (2,1%), Indonesia (1,9), Brazil (1,9), Hàn Quốc (1,4), Thổ Nhĩ Kỳ (1,3) và Venezuela (1,2).
Telnet (port 23) là cổng hứng tấn công nhiều nhất thế giới tại 12% các vụ thâm nhập, theo sau là Microsoft-DS (port 445) tại 8.1% và HTTP (port 80) tại 4.6%.
Một số cổng khác cũng chịu thiệt hại là MS SQL Server, MS Terminal Services, HTTP alternate (port 8080) và SSH.
Tỷ lệ tin tặc nhắm vào doanh nghiệp cao nhất tại 39% số vụ, theo sau là thương mại tại 24%, truyền thông và giải trí đạt 16%, công nghệ tại 13%, doanh nghiệp nhà nước tại 8%.
30/6/2015, Internet toàn cầu có thể tê liệt, không phải do cá mập
Tin tức trên báo Đại Lộ, theo tạp chí Time, trong ngày này, một sự thay đổi nhỏ nhiều khả năng sẽ khiến hệ thống máy tính và Internet toàn cầu gặp sự cố lớn.
Một ngày có 86.400 giây.
Nhưng vào ngày 30/6/2015 tới đây, con số đó sẽ là 86.401, sau khi Tổ chức quốc tế về Sự xoay của Trái đất và Các hệ thống tham chiếu (IERS) tại Paris tuần qua thông báo chính thức quyết định bổ sung thêm 1 giây vào phút cuối cùng của ngày này.
Cụ thể, khi đồng hồ chỉ 23:59:59 ngày 30/6 năm nay, thay vì chuyển sang 00:00:00 ngày 1/7 ở giây kế tiếp, sẽ có một khung thời gian 23:59:60 được chèn vào giữa.
Tất cả sự khác biệt chỉ gói gọn trong 1 giây ngắn ngủi.
Tại sao phải làm như vậy?
Sự điều chỉnh này được hiểu là thêm vào một "giây nhuận" (leap second), được IERS áp dụng nhằm mục đích bù trừ cho vận tốc quay giảm dần của Trái đất.
Núi lửa phun trào, động đất, và các hiện tượng tự nhiên khác là nguyên nhân dẫn đến sự giảm vận tốc quay của Trái đất. Tuy sự thay đổi này là rất nhỏ, nhưng lâu dài sẽ cộng dồn lại thành một khoảng thời gian đáng kể.
Để tránh việc khái niệm ngày-đêm của Trái đất bị ảnh hưởng từ hiện tượng này, các nhà khoa học đã áp dụng giây nhuận từ năm 1972. Cho đến nay đã có 25 lần biện pháp này được thực hiện, lần gần đây nhất là ngày 30/6/2012.
"Tác dụng phụ"
Việc thay đổi một giây đồng hồ thật ra không có quá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Đại đa số bạn đọc nhiều khả năng chưa hề biết đến khái niệm giây nhuận.
Tuy nhiên, đối với các hệ thống máy tính đã được lập trình sẵn, chỉ lệch một giây thôi cũng có thể dẫn đến nhiều trục trặc.
Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng đối với Unix, một hệ điều hành nguồn mở (open-source) đã được đưa vào sử dụng từ trước khi IERS bắt đầu áp dụng giây nhuận.
Trong quá khứ, vào những ngày được chọn để chèn giây nhuận đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến mạng Internet. Các trang web thông dụng như Reddit, Yelp, hay LinkedIn đã phải tạm dừng hoạt động. Hệ điều hành Mozilla Firefox cũng gặp sự cố.
Nghiêm trọng hơn, trong lần chèn giây nhuận ngày 30/6/2012, hệ thốngmáy tính của hàng không Qantas Airways (Australia) gặp sự cố, khiến nhân viên sân bay phải chấm công bằng cách thủ công thay vì dùng máy tính. Hệ quả là hơn 400 chuyến bay bị chậm.
Chính phủ một số quốc gia, trong đó đi đầu là Mỹ, từ lâu đã có ý muốn chấm dứt việc chèn thêm giây nhuận vì theo họ, điều này làm rối loạn các hệ thống định vị và viễn thông, cũng như gây ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi tiền tệ có độ chính xác đến từng giây.
Một cách giải quyết sự cố giây nhuận đã được Google áp dụng hiệu quả từ nhiều năm nay. Họ sử dụng một thủ thuật đánh lừa máy tính bằng cách chèn thêm một vài tích tắc vào các khoảng thời gian nhất định trong ngày chèn giây nhuận.
Vì độ chia nhỏ nhất của đa số máy tính được lập trình theo từng giây nên việc thêm một hai tích tắc vào không có ảnh hưởng gì đến hệ thống, và những tích tắc này khi cộng dồn lại sẽ bù trừ cho giây nhuận được thêm vào.